Cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu bệnh trĩ có bị lây không?

By | Tháng Mười Hai 4, 2019

Nhiều người có thắc mắc rằng bệnh trĩ có lây không vì thấy rằng nhiều người cùng mắc. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh trĩ có bị lây không để hiểu rõ nhé.

Bệnh trĩ có lây không

Bệnh trĩ có lây không

Bệnh trĩ hình thành khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn và phồng lên, nhiều người lo sợ không biết bệnh trĩ có bị lây không vì thường thấy nhiều người ở cùng nhau đều mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây bệnh trĩ, cùng tham khảo nhé.

Bệnh trĩ có bị lây không?

Với thắc mắc bệnh trĩ có bị lây không thì các bạn có thể yên tâm là bệnh trĩ không có tính lây truyền và cũng không di truyền. Đây không phải bệnh lây từ người này sang người khác do ngồi chung ghế, dùng chung khăn tắm hoặc đồ cá nhân. Chính vì có nhiều người trong một gia đình bị mắc bệnh trĩ nên nhiều người lầm tưởng đây là bệnh lây truyền hoặc di truyền.

Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị ứ máu, thành tĩnh mạch bị giãn ra gây phù nề, sưng viêm. Đồng thời việc đi đại tiện không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn tích tụ càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dễ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Có nhiều nguyên nhân bệnh trĩ mà một trong số đó có thể kể đến như:

  • Do chế độ ăn uống: Nhiều người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, ít uống nước, ít ăn rau xanh và hoa quả thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café… khiến cơ thể bị nóng, đi vệ sinh khó gây ra táo bón và hình thành bệnh trĩ.
  • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong một khoảng thời gian dài
  • Nhịn đi đại tiện: Việc nhịn đi đại tiện cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
  • Táo bón: Táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ, ngoài ra khi bị táo bón mà dã bị bệnh rồi việc phải rặn là nguyên nhân khiến búi trĩ ngày càng lòi ra và bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.
  • Hoạt động, mang vác vật nặng: Những người thường xuyên phải lao động nặng, dùng nhiều sức gây áp lực cũng khiến bệnh trĩ hình thành.
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh: Đây là đối tượng dễ hình thành bệnh trĩ do chịu một lực lớn từ bên trong khi dặn làm giãn tối đa các tĩnh mạch hậu môn nên tỷ lệ mắc bệnh trĩ đối với phụ nữ sau sinh (bị trĩ sau sinh) là rất cao. Vì vậy bạn cần rèn luyện thói quen đi lại nhiều để việc sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn.
  • Tinh thần mệt mỏi: Nếu công việc áp lực khiến tinh thần mệt mỏi, Stress cũng là nguyên nhân dẫn đến trĩ.

Cần phải làm gì để phòng bệnh trĩ?

Để hạn chế và phòng ngừa bệnh trĩ, các bác sỹ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên bạn cần phải có những biện pháp cụ thể kết hợp từ việc bổ sung dinh dưỡng và sinh hoạt, cụ thể:

* Uống nhiều nước, ăn rau củ quả xanh và trái cây tươi để cung cấp chất xơ, cung cấp nước cho cơ thể điều đó sẽ giúp phân mềm, dễ đi tiêu, không bị táo bón. Đồng thời những người bị bệnh trĩ rồi áp dụng ăn uống như vậy sẽ giảm bớt tình trạng rặn khi đi tiêu và gián tiếp tránh bệnh trĩ nặng hơn.

* Vận động nhiều để tránh táo bón và những áp lực tại tĩnh mạch nhất là sau khi đứng quá lâu hoặc đang ngồi. Đồng thời không nên lao động qua mạnh, nếu tính chất công việc phải ngồi lâu thì tốt nhất cứ 1 tiếng bạn nên đứng lên đi lại 1 lần để cơ thể thoải mái, khu vực hậu môn được thư giãn.

* Nếu như thấy một trong những biểu hiện nghi ngờ bị trĩ bạn cần phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để tránh chịu đau đớn và kéo dài. Việc đi khám sớm sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm, quá trình chữa bệnh sẽ ít tốn kém và không ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám trĩ ở Hà Nội trong bài viết này.